Triệu chứng của bệnh đau xương khớp, làm sao để phòng tránh

Hiện nay, một số vấn đề về xương khớp như tình trạng viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp,… thường chỉ gặp ở những người cao tuổi, nhưng giờ tỉ lệ người mắc phải đã dần trẻ hóa do lối sống thiếu khoa học. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn cách nhận biết triệu chứng của bệnh đau xương khớp, làm sao để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.

Nguyên nhân gây đau xương khớp toàn thân

Các cơn đau nhức xương khớp thường xuất hiện khi:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Vận động sai tư thế hoặc sau khi làm việc nặng nhọc.
  • Bị chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn…
  • Ngồi nhiều, ít vận động.
  • Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn đến xương và các khớp xương, từ đó làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất cũng làm tăng nguy cơ khiến các khớp bị khô, đau nhức.

Không thể chủ quan khi đau nhức xương khớp còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Trong trường hợp này, cần thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Đau nhức xương khớp toàn thân cảnh báo bệnh gì?

Đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm sau:

2.1. Thoái hóa cột sống, khớp

Thoái hóa tại cột sống và các khớp là căn bệnh mãn tính với các biểu hiện viêm xương khớp tại cột sống, tại các khớp xương, gây đau nhức âm ỉ; yếu hoặc tê bì chân tay; cứng cơ lưng và cổ hay vai gáy hay đau nhức toàn thân khi thoái hóa ở các khớp xương… Cơn đau thoái hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu điều trị không kịp thời.

Các cơn đau do thoái hóa khớp gây ra thường tăng lên khi vận động và dịu đi khi nghỉ ngơi. Tình trạng đau sẽ càng dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi (nhất là khi trời lạnh).

2.2. Viêm khớp dạng thấp

Đau xương khớp toàn thân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh khớp mãn tính là viêm khớp dạng thấp, thường do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra. Điều đáng quan ngại hơn khi viêm khớp dạng thấp nếu không chữa trị kịp thời có thể gây teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

2.3. Thoát vị đĩa đệm

Tỉ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm hiện nay có xu hướng tăng cao, khi mắc phải bệnh này, nhân nhầy bên trong bao xơ (bao xơ bị rách hoặc nứt) sẽ thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh, gây đau nhức xương âm ỉ. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên cột sống, nhưng thường xuất hiện tại cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

2.4. Loãng xương

Loãng xương là căn bệnh phổ biến thường thấy ở người cao tuổi, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận các cơn đau nhức (được mô tả là cơn đau trong xương) tại các đầu xương hoặc đau mỏi dọc theo xương. Nếu không được chữa trị, về lâu dài xương sẽ suy yếu dần, giòn và rất dễ bị gãy.

2.5. Bệnh gút

Một trong những biểu hiện của bệnh gút là đau nhức toàn thân, nguyên nhân chính do sự rối loạn chuyển hóa purin trong thận gây ra, khiến thận không thể lọc axit uric từ máu. Thời gian càng lâu, thì lượng axit uric sẽ tích tụ lại, tạo thành các tinh thể và tập trung lại ở khớp (khớp ngón chân, khớp bàn tay, khớp gối) gây đau và viêm sưng.

2.6. Viêm khớp nhiễm trùng

Viêm khớp nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp; do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các loại vi trùng khác gây ra. Những tác nhân này có thể thâm nhập vào khớp qua chấn thương xuyên thấu qua khớp hoặc thâm nhập theo dòng máu từ bộ phận khác của cơ thể.

Làm sao để khắc phục đau nhức xương khớp toàn thân?

Khi phát hiện các cơn đau nhức bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Tùy theo từng nguyên nhân từ biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Một số cách trong việc phòng chống và điều trị đau xương khớp thường được áp dụng như:

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng):

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Jointlink Max giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam- Vinalink Group, với thành phần chính từ các thảo dược quý hiếm tự nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ. Vừa tăng hệ miễn dịch tự nhiên lại góp phần giảm đau, xưng , phòng chống thoái hóa hiệu quả, nên được nhiều người tiêu dùng tin yêu, sử dụng lâu dài cho cả gia đình.

Mỗi viên nén Jointlink Max chứa:

  • IMCDeltaImmune (vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus) 400mg;
  • Cao Bạch truật 300mg;
  • Cao Khương hoạt 185mg;
  • Cao Dây đau xương 105mg;
  • Bột Khương hoàng 75mg;
  • Chiết xuất Nhân sâm Ấn Độ 37,5mg;
  • Cao Cam thảo bắc 37,5mg;
  • Cao Sinh khương 30mg;
  • Vitamin K2 (Menaquinone-7) 7,5μg;
  • Phụ liệu:Chất độn magnesi carbonate, cellulose vi tinh thể; màng bao CPC; chất chống đông vón silicon dioxid, talc, magnesi stearat; chất kết dính ethyl cellulose; màu thực phẩm tartrazine vừa đủ

Đối tượng sử dụng:

Người bị đau nhức xương khớp, thấp khớp do viêm khớp, thoái hóa khớp.

Cảnh báo: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Ngày dùng 2-4 viên, chia 2 lần.
  • Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
  • Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3-6 tháng

Sử dụng thuốc:

Thuốc giảm đau (Paracetamol, Tramadol), thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac), thuốc giãn cơ (Coltramyl, Mydocalm)… có thể được chỉ định để giảm đau, kháng viêm. Mặc dù vậy, các loại thuốc này chỉ giúp giảm đau tạm thời; khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát trở lại.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc quá nhiều với tần suất dày đặc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan, thận. Vì vậy, khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Chườm nóng và lạnh:

Chườm nóng hay chườm lạnh đều là liệu pháp giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp tạm thời. Trong đó, chườm nóng sẽ giúp thư giãn các cơ bị xơ cứng, tăng cường lưu thông máu, giảm đau khớp. Chườm lạnh sẽ làm tê cơn đau, giảm sưng viêm và làm mờ các vết thâm tím.

Châm cứu:

Là phương pháp sử dụng những cây kim mỏng châm tác động qua da vào các huyệt đạo trên cơ thể. Áp dụng châm cứu đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp, đau thần kinh… và có thể giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.

Phẫu thuật:

Nếu cơn đau kéo dài và là biểu hiện của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Nhưng do tồn tại nhiều rủi ro, phẫu thuật chỉ được khuyến khích áp dụng khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua theme này: 09072.939.830