Việc trở lên giàu nhanh chóng, không làm mà vẫn có ăn, hay được làm chủ công ty. Đây là những gì những công ty đa cấp hứa hẹn mang lại cho mọi người. Nhiều người đã tin tưởng và đầu tư vào đa cấp để nhận về cái kết đắng. Có thật sự đa cấp lúc nào cũng như vậy? Bán hàng đa cấp tốt hay xấu? Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
>Xem thêm: Vinalink lừa đảo có phải sự thật không?
1. Thực trạng kinh doanh đa cấp tại Việt Nam
Tại Mỹ kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh phổ biến và được ưa chuộng. Ở Việt Nam, hình thức này gia nhập khá là sớm, hình thức này được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít công ty đã cấp đạt được giấy chứng nhận kinh doanh đa cấp. Việc kinh doanh đa cấp tự phát, không có giấy phép là những hình thức sai trái. Những hình thức này thường đã bị biến tướng, lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Các mô hình kinh doanh đa cấp mang lại hiệu quả rất cao, mang lại thành công cho rất nhiều người. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa đa cấp chân chính và đa cấp bất chính. Người dân cần phải tỉnh táo để có thể phân biệt hai loại hình này để tránh các rủi ro.
Đối với những người tham gia vào các mô hình kinh doanh chân chính sẽ đem lại những cơ hội. Những doanh nghiệp kinh doanh chân chính tuân thủ những quy định của nhà nước đề ra. Kinh doanh đa cấp chúng ta không cần bỏ vốn, không cần mặt bằng, không áp lực về doanh số,…. Bất kỳ ai cũng có thể làm được.
2. Bán hàng đa cấp là tốt hay xấu?
Việc kinh doanh đa cấp chân chính là hoàn toàn tốt, được nhà nước ủng hộ. Điều này khiến tiết kiệm ở mức tối ưu hoá chi phí cho doanh nghiệp. Chi phí dùng cho quảng cáo sẽ được chi trả trực tiếp cho những người đã dùng và giới thiệu thêm nhiều người khác sử dụng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức đa cấp biến tướng đang trở lên ngày một nhiều hơn. Việc các doanh nghiệp đa cấp lừa đảo mọc lên như nấm, với nhiều hình thức ngày càng tinh vi. Thay vì bán được sản phẩm tốt thì những doanh nghiệp này lại tập trung vào việc tuyển dụng. Chủ yếu lôi kéo người tham gia để hưởng mức hoa hồng chênh lệch. Không mang lại giá trị cho mạng lưới người tham gia mà chỉ là lấy tiền của người sau trả cho người trước.
Ngoài ra, còn rất nhiều hình thức khác như đa cấp khác như: tuyển dụng, gọi vốn, đa cấp theo hình thức giáo dục, đào tạo.
Cần nắm rõ được thông tin của công ty đó như thế nào, đã được cấp giấy phép kinh doanh chưa? Công ty hoạt động về lĩnh vực nào? Có dấu hiệu của công ty đa cấp lừa đảo hay không? Nếu có những dấu hiệu là công ty đa cấp bất chính thì không nên tham gia.
3. Kinh doanh đa cấp xấu tại sao?
Đối với những mô hình kinh doanh đa cấp không chân chính, không quan trọng về việc bán được bao nhiêu sản phẩm. Chỉ cần tuyển dụng càng nhiều thì các tuyến trên càng được ăn hoa hồng cao. Những công ty đa cấp không chân chính có các dấu hiệu lừa đảo như sau:
- Ban đầu để mở rộng hệ thống, chúng tung rất nhiều quảng cáo liên quan tới mức thu nhập cũng như lợi nhuận có được để gia nhập hệ thống.
- Ở giai đoạn đầu, nếu tuyển dụng được nhiều thành viên thì sẽ được lợi nhuận và các khoản hoa hồng cao.
- Sau khi số lượng người tham gia đạt đến một số lượng nhất định. Công ty đa cấp này sẽ biến mất cùng với số vốn của mọi người đã đóng góp.
- Lúc này tất cả các thành viên trong mạng lưới đa cấp này đều sẽ mất sạch.
4. Cách phòng tránh bán hàng kinh doanh đa cấp
- Hãy nâng cao tinh thần cảnh giác khắp nơi. Hạn chế việc nói chuyện với người lạ ở ngoài đường, các nơi công cộng vì đây là nơi bạn dễ bị dụ dỗ nhất.
- Tránh đi làm ở những nơi tuyển dụng với mức lương cao nhưng công việc thoải mái. Không nên đầu tư tiền vào những sản phẩm, công ty mập mờ, không rõ thông tin.
- Để nhận ra những người lừa đảo rất đơn giản, họ thường mô tả về công việc dễ đi kèm với thu nhập cao. Lấy ví dụ ra rất nhiều người đã thành công nhờ mô hình này. Sau đó sẽ mời bạn đi hội thảo hoặc khoá học để dụ bạn tham gia.
5. Danh sách các công ty đa cấp được pháp luật công nhận
Không khó để có thể thấy được hiện nay, các công ty đa cấp thường lợi dụng những đối tượng thiếu hiểu biết về loại hình này để tiếp cận. Học sinh, sinh viên, người lao động nông thôn là những đối tượng này hướng tới.
Dưới đây là những công ty được luật pháp Việt Nam công nhận và được cấp giấy chứng nhận của bộ công thương:
1. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Liên Kết Việt Nam Vinalink
2. Công ty TNHH Homeway Việt Nam
3. Công ty TNHH Nhượng Quyền Toàn Thắng
4. Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam
5. Công ty TNHH Người Lái Xe Mặt Trời Việt Nam
6. Công ty TNHH Best World Việt Nam
7. Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam
8. Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Hoằng Đạt
9. Công ty TNHH Siberian Health Quốc Tế
10. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam
11. Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam)
12. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam
13. Công ty TNHH Elken International Việt Nam
14. Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam
15. Công ty TNHH Thương Mại Lô Hội
16. Công ty TNHH MTV Thương Mại Mỹ Lợi
17. Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam
18. Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam
19. Công ty TNHH Gcoop Việt Nam
20. Công ty TNHH Amway Việt Nam
21. Công ty TNHH Seacret
22. Công ty TNHH Oriflame Việt Nam.
Trên đây là 22 công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh và hiện đang hoạt động đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của đất nước. Hãy thật tỉnh táo trước những lời cám dỗ của đa cấp. Tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên bán hàng đa cấp hay không.